Showing 1–15 of 26 results

Nón bảo hộ lao động là một trong những trang thiết bị bảo hộ đầu không thể thiếu khi làm việc, giám sát tại công trình xây dựng, nhà xưởng, hầm mỏ và các môi trường khác có tiềm tàng nguy cơ thiếu an toàn.

Chiếc nón cứng bảo hộ này giúp người dùng tránh được những nguy cơ về rơi vỡ, những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Nón bảo hộ là một trang bị cần thiết với những môi trường làm việc nguy hiểm

Lịch sử ra đời của những chiếc mũ bảo hộ lao động

Vào thế chiến thứ nhất (1914 – 1918) diễn ra tại Châu Âu, rất nhiều người lính đã hy sinh vì súng đạn và những vũ khí giết người mới với sức sát thương cao như súng máy liên thanh, lựu đạn và pháo. Sức công phá diện rộng của những vũ khí này khiến cho những nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo ra những chiếc nón bảo vệ đầu bằng kim loại to và nặng để bảo vệ phần đầu cho những người lính. Nhờ những chiếc mũ bảo vệ đầu ấy mà nhiều người đã sống sót và trở về với gia đình khi chiến tranh kết thúc.

Nón kim loại bảo vệ đầu cho những người lính
Những người lính được trang bị mũ cứng kim loại trong thế chiến thứ 1

Một trung úy trẻ thuộc Quân đội Hoa Kỳ đã tận mắt chứng kiến hiệu quả của mũ sắt và nhận ra tiềm năng của nó trong thời đại công nghiệp hậu chiến tranh.

Năm 1919, Edward W. Bullard giải ngũ để trở về nhà tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình tại San Francisco. Bắt đầu phát triền những chiếc mũ cứng bảo hộ đầu tiên cho người dân lao động.

Edward W.Bullard
Edward W. Bullard đã đạt được rất nhiều bằng sáng chế cho nón cứng

Và những chiếc mũ cứng bảo hộ thô sơ từ ngày ấy không ngừng thay đổi, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn cho đến tận ngày hôm nay.

sự phát triển của nón bảo hộ
Sự phát triển của mũ cứng bảo hộ

Cách những chiếc nón bảo hộ công trình bảo vệ đầu của chúng ta

Khi được đội đúng cách, nón bảo hộ lao động sẽ có hai lớp bảo vệ.

Lớp vỏ cứng bên ngoài chống lại sự thâm nhập của những vật sắc nhọn.

Hệ thống treo bên trong cách đầu ít nhất 3cm giảm bớt chấn thương tại điểm va chạm bằng cách phân bổ đều lực cho toàn nón.

hệ thống treo bên trong nón cứng
Hệ thống treo giúp phân tán lực tránh chấn thương cục bộ

Nguyên liệu sản xuất chiếc mũ bảo hộ đầu

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nhà sản xuất, phần vỏ cứng ngoài của mũ bảo hộ đầu có thể được làm bằng nhựa nhiệt dẻo như Polyetylen hoặc nhựa Polycarbonate, hoặc bằng các vật liệu khác như sợi thủy tinh, vải dệt tẩm nhựa hoặc nhôm.

Do bền, nhẹ, dễ tạo khuôn và không dẫn điện nên Polyetylen tỷ trọng cao (HDPE) được sử dụng trong hầu hết các loại nón bảo hộ đầu.

Hệ thống treo cho mũ bảo hộ rơi vỡ bao gồm các dải vải Nylon dệt và các dải nhựa HDPE, Nylon hoặc nhựa Vinyl đúc.

Cùng với hệ thống treo, hầu hết các nón bảo hộ rơi vỡ loại 2 đều sử dụng lớp lót xốp làm từ Polystyrene nở ra (EPS).

Miếng đệm trán được gắn phía trước băng đô của mũ cứng giúp tăng sự thoải mái cho người đội. Các vật liệu khác nhau được sử dụng cho miếng đệm lông này, bao gồm nhựa Vinyl có lớp nền bằng bọt, vải bông có lớp nền bằng bọt và các loại sợi đặc biệt (ví dụ: CoolMax hoặc Sportek) thường được thiết kế để thấm hút mồ hôi trên quần áo và các dụng cụ thể thao.

vật liệu chế tạo mũ bảo hộ
Vật liệu cấu thành cũng đa dạng, tùy vào mục đích và nhà sản xuất

Cách kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ rơi vỡ

Chọn ra mẫu mũ từ mỗi lô hoặc mỗi ca sản xuất dành riêng để thử nghiệm theo tiêu chí ANSI.

Một số mẫu được làm lạnh đến 0°F (-18°C) trong khoảng thời gian hai giờ trước khi thử nghiệm và những mẫu khác được làm nóng đến 120°F (49°C) trong hai giờ trước khi thử nghiệm.

Thử nghiệm lực tác động bằng cách thả một quả bóng thép nặng 3,6 kg từ độ cao 1,5m lên đỉnh mũ khi nó nằm trên khuôn mô phỏng đầu người. Không thể truyền lực cực đại quá 4.400N đến đầu mô phỏng và không thể truyền lực trung bình quá 4000N.

Thử nghiệm đâm xuyên bằng cách thả một thiết bị bằng thép nhọn nặng 1kg với mũi tên nhọn 60 độ xuống đỉnh mũ từ khoảng cách 2,4m.

thử nghiệm lực tác động và đâm xuyên của nón bảo hộ
Mũ phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn chất lượng khắt khe

Theo các tiêu chuẩn ANSI trước đây, thử nghiệm độ dẫn điện được kiểm tra bằng cách đo dòng điện trong các vùng nước bên trong và bên ngoài mũ. Kể từ năm 1997, thử nghiệm đã được thực hiện bằng cách sử dụng lá kim loại trên các bề mặt đối diện. Thử nghiệm độ dẫn điện được thực hiện trên một mẫu mũ đã trải qua thử nghiệm tác động. Tiêu chí khắt khe nhất (đối với mẫu mũ có chất lượng loại 1) yêu cầu chiếc mũ phải chịu được điện áp 20.000 vôn trong ba phút với dòng điện rò rỉ không quá 9 milliamp.

Thử nghiệm tiếp xúc với điện áp 30.000 vôn mà không được phép bị đốt cháy.

Đối với thử nghiệm tính dễ bắt lửa, một chiếc mũ cứng đội trên khuôn mô phỏng đầu người và tiếp xúc với ngọn lửa 843°C trong năm giây. Và 5 giây khi kết thúc thử nghiệm mũ phải không còn lửa.

Contact Me on Zalo